ĐẶC ĐIỂM MỐI QUAN HỆ HỢP TÁC GIỮA ANGOLA VÀ VIỆT NAM
1.Trong lĩnh vực chính trị
Angola thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam vào ngày 12 tháng 11 năm 1975, một ngày sau khi Angola giành được độc lập, thông qua tuyên bố công nhận nền độc lập của Angola do Chính phủ Việt Nam ban hành, hai bên quyết định thành lập các Đại sứ quán. Nhưng những cuộc tiếp xúc chính trị đầu tiên giữa hai nước đã bắt đầu vào năm 1971, khi Tiến sĩ António Agostinho Neto, Chủ tịch Đảng MPLA đến thăm Việt Nam, trong bối cảnh hai bên đang tiến hành quá trình đấu tranh giành độc lập dân tộc và sự ủng hộ mà Việt Nam dành cho các phong trào giải phóng ở châu Phi.
Năm 1978, hai nước đã ký Hiệp định hợp tác chung, một văn kiện mà qua đó chính phủ hai nước nhất trí về mối quan hệ trong mọi lĩnh vực của đời sống nhân dân, dẫn đến việc ký kết một số văn bản pháp lý khác nhằm thắt chặt hơn nữa các mối quan hệ hợp tác kinh tế và khoa học kỹ thuật.
Thỏa thuận này cũng cho phép hai bên tiến hành các chuyến thăm trao đổi đoàn ở các cấp độ khác nhau, trong đó nổi bật là của các nhà lãnh đạo Angola, thông qua các chuyến thăm của Phó Tổng thống Cộng hòa lúc bấy giờ là Ngài Fernando da Piedade Dias dos Santos, vào tháng 2 năm 2012; chuyến thăm của Thư ký Tổng thống Cộng hòa về Tư pháp và Pháp lý, Tiến sĩ Florbela Rocha Araújo, vào tháng 3 năm 2013; và chuyến thăm của Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Ngài Ângelo de Barros Veiga Tavares, vào tháng 10 năm 2014.
Về phía Việt Nam, Angola đã ghi nhận các chuyến thăm của Thứ trưởng Bộ Ngoại giao vào tháng 8 năm 2015, của Thứ trưởng Bộ Thương mại vào tháng 7 năm 2014, và đoàn công tác của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vào năm 2012, chuyến thăm của Thứ trưởng Bộ Ngoại giao vào tháng 5 năm 2018, cũng như chuyến thăm của Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao Việt Nam vào tháng 12 năm 2019.
2. Trong lĩnh vực kinh tế
Theo các điều khoản của Thỏa thuận hợp tác chung được ký kết tại Luanda vào ngày 6 tháng 10 năm 1978, hai bên đã thành lập Ủy ban Liên Chính phủ, họp hai năm một lần, và kỳ họp lần thứ 7 đang được chuẩn bị và các bên cần phải thống nhất về thời gian tổ chức, căn cứ vào tình hình đại dịch COVID-19.
Thỏa thuận này cho phép triển khai các hoạt động hợp tác trong nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế và xã hội của hai nước và hai bên đã tiến hành ký kết một số văn bản pháp lý khác sau đây:
- Hiệp định thương mại, ký ngày 6 tháng 10 năm 1978;
- Thỏa thuận hợp tác trong lĩnh vực văn hóa, ký ngày 06/10/1978
- Các hiệp định đặc biệt liên quan đến việc cử các chuyên gia Việt Nam sang nước Cộng hòa Angola, được ký lần lượt vào ngày 20 tháng 4 năm 1981 và ngày 16 tháng 8 năm 1984;
- Nghị định thư về Hợp tác Kinh tế, Kỹ thuật và Khoa học tại Kỳ họp thứ I của Ủy ban Liên Chính phủ, ký ngày 31 tháng 7 năm 1986;
- Nghị định thư về Hợp tác kinh tế, Kỹ thuật-Khoa học và Văn hóa tại Kỳ họp thứ II của Ủy ban Liên Chính phủ, ký ngày 31 tháng 10 năm 1987;
- Nghị định thư về Hợp tác Kinh tế, Kỹ thuật-Khoa học Văn hóa tại Kỳ họp thứ III của Ủy ban Liên Chính phủ, ký ngày 4 tháng 5 năm 1989;
- Nghị định thư về Hợp tác Khoa học và Công nghệ, ký ngày 10 tháng 5 năm 2002;
- Hiệp định Hợp tác Kinh tế, Thương mại, Kỹ thuật, Khoa học và Văn hóa, ký ngày 15 tháng 10 năm 2002;
- Nghị định thư hợp tác giữa Bộ Ngoại giao Angola và Bộ Ngoại giao nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, ký ngày 25 tháng 10 năm 2002;
- Nghị định thư hợp tác trong lĩnh vực nông nghiệp, ký ngày 25 tháng 10 năm 2002;
- Hiệp định Miễn thị thực cho Hộ chiếu Ngoại giao và Công vụ, ký ngày 3 tháng 4 năm 2008;
- Nghị định thư hợp tác giữa Sonangol E.P và PetroVietnam, vào tháng 4 năm 2008, và Biên bản ghi nhớ thiết lập các đường lối hợp tác chung giữa hai Tập đoàn;
- Phiên thảo luận về Hợp tác Kinh tế, Kỹ thuật-Khoa học và Văn hóa tại Kỳ họp lần thứ IV của Ủy ban Liên Chính phủ, được tổ chức từ ngày 28 đến ngày 30 tháng 4 năm 2008, tại Hà Nội;
- Phiên thảo luận về Hợp tác Kinh tế, Kỹ thuật-Khoa học và Văn hóa tại Kỳ họp thứ V của Ủy ban Liên Chính phủ, được tổ chức từ ngày 29 đến ngày 30 tháng 3 năm 2011, tại Luanda;
- Phiên thảo luận tại Kỳ họp lần thứ VI của Ủy ban Liên Chính phủ, được tổ chức từ ngày 28 đến ngày 30 tháng 10 năm 2013, tại Hà Nội;
- Hiệp định về Hợp tác trong lĩnh vực Thủy sản – Nuôi trồng thủy sản giữa Bộ Thủy sản và Biển nước Cộng hòa Angola và Bộ Thủy sản nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, ký vào tháng 7 năm 2004, tại Hà Nội, Việt Nam.
Các văn bản pháp lý nói trên là cơ sở để hai bên tăng cường và làm sâu sắc hơn mối quan hệ hợp tác trong các lĩnh vực sau:
a. Nông nghiệp;
b. Công nghiệp;
c. Xây dựng;
d. Giao thông;
e. Viễn thông;
f. Thương mại;
g. Giáo dục;h.
Y tế;
i. Cựu chiến binh.